All travel is now merely a means of moving a camera from place to place, all travellers are ruled by the all-powerful lens. Visitors old-fashioned enough to wish only to stand and look with their anachronistic eyes are shoved aside by the photographers, who take it for granted that while they do their ritual focusing, nothing else may move or cross their vision. Those peculiar souls without a camera must step aside for those more properly occupied, must wait while the rituals take place, and must bide their time while whole coaches stop and unleash upon the landscape the Instamatic God. And the populations of whole countries seeing themselves cannibalised, swallowed up, vacuumed into the black-ringed staring eye, wrench what they can from the cannibals. You want picture my house, my camel? You pay.
None of this would matter, perhaps, if anything worthwhile was being accomplished. If all the constant busyness and clicking produced, at its end, what had not existed before, images of beauty captured or truth told. But, sadly, this isn't so. The camera is simply graffiti made respectable.
The camera is the means by which we stamp ourselves on everything we see, under cover of recording the Wonders of the World already wonderfully
recorded by professionals and on sale at every corner bookshop and newsagent. But what use to show Aunt Maud, back home, postcards of the Tuscan landscape, since we are not in the picture to prove that we were there?
No stretch of rocks has verity unless I am within it. No monument exists
but for my wife, leaning against it. No temple is of interest without my face beside it, grinning. With my camera I appropriate everything beautiful, possess it, shrink it, domesticate it, and reproduce it on my blank sitting-room wall to prove to a selected audience of friends and family the one absolutely vital fact about these beauties: I saw them, I was there, I photographed them, and, ergo, they are.
from "Amateur Photography: the World as it isn't and our Fred" by Jill Tweedie in the Guardian | Du lịch bây giờ tất cả chỉ còn là để đi săn ảnh nơi này nơi kia, du khách ai cũng bị những chiếc máy ảnh đầy đủ mọi tính năng mạnh mẽ lôi kéo đi. Những du khách cổ lỗ đến mức cứ tay không đứng nhìn như Mán về thành sẽ bị những tay săn ảnh này gạt sang một bên, họ cứ đương nhiên cho rằng trong lúc họ đang xoay ống kính, không ai được quyền diễu qua lượn lại trước mắt họ. Những con người kỳ lạ chẳng có máy ảnh kia phải bước qua một bên nhường chỗ cho những người bận bịu có lý do chính đáng hơn, phải chờ cho họ ngắm xong máy, phải biết giết chết thời gian trong lúc các bậc thầy đậu xe lại và tung hết các tuyệt chiêu của chiếc máy bấm thần thông của họ ra để tóm lấy phong cảnh. Và rồi dân chúng khắp nơi đều cảm thấy mình như bị lột da, bị nuốt chửng, bị cuốn hút vào cái vòng ngắm đen ngòm ấy, khi họ xoáy ống kính của họ vào những nơi mà những kẻ ăn thịt người kia cho phép. Bạn muốn chụp hình ngôi nhà của tôi, con lạc đà của tôi ư? Không tiền là không được đâu đấy nhé.
Có lẽ sẽ chẳng có gì để nói, nếu như họ chụp được cái gì đấy cho bõ công bõ của. Nếu sau khi cứ hì hà hì hục bấm tới bấm lui mãi, cuối cùng, họ cũng ghi được những gì đấy trước đây chưa từng có, bấm được những bức ảnh đẹp đẽ, hoặc những hình ảnh gì đấy nói lên được một sự thực. Nhưng không, đáng buồn thay, sự việc lại không phải như vậy. Chiếc máy ảnh đơn giản chỉ có công dụng như một vật trang sức nhìn cho oai.
Máy ảnh là phương tiện cho phép chúng ta để lại dấu ấn của mình trên những gì chúng ta thấy, như trong bộ sưu ảnh Thế Giới Kỳ Thú đã được các tay nhà nghề ghi lại một cách tuyệt vời và bày bán khắp nơi trong các nhà sách và sạp báo. Thế nhưng, khi đi du lịch về, có ý nghĩa gì không khi đưa cho dì Maud xem, các bưu ảnh của phong cảnh vùng Tuscan, mà lại chẳng có hình của mình trong đó để chứng tỏ là mình đã đến đấy?
Không có mình đứng trên dải đá kia thì nó có cũng như không. Chẳng ai buồn chú ý đến cái tượng đài kỷ niệm nếu không có bà xã mình đứng đó, tựa lưng vào. Chẳng ai thèm quan tâm đến ngôi đền ấy nếu không có gương mặt của mình bên cạnh đó, nhe răng cười. Với chiếc máy ảnh trong tay thấy gì đẹp tôi cũng chụp, cũng chiếm lấy, thu nhỏ lại, đưa nó về nhà, và tái hiện nó trên bức tường phòng khách để cho người nhà lũ bạn ưu ái của tôi khi ngắm nhìn được biết đến một sự kiện tối quan trọng về những tác phẩm đẹp đẽ này: Tôi đã nhìn thấy chúng, tôi đã đến tận nơi, tôi đã chụp chúng và, a lê hấp, chúng đây.
Trích từ “Nhiếp Ảnh Nghiệp Dư: Thế Giới qua chiếc máy bấm điện tử kỳ lạ của chúng ta” của tác giả Jill Tweedie tạp chí The Guardian
|